Marketing giáo dục là gì? Tại sao Marketing giáo dục lại cần thiết
Đứng trước thời đại số như hiện nay, bất kể lĩnh vực nào cũng cần đến marketing và giáo dục cũng không phải ngoại lệ. Khi có sự góp mặt của marketing, nhiều đơn vị giáo dục đã thành công trong việc gia tăng giá trị thương hiệu, thu hút nhiều học sinh quan tâm đến trường và các ngành học. Bài viết sẽ cung cấp đến bạn những thông tin hữu ích về marketing giáo dục. Theo dõi ngay!
Marketing giáo dục là gì?
“Có thể xem marketing là quá trình hoạt động của cá nhân hoặc tổ chức nhằm thỏa mãn các nhu cầu thông qua việc trao đổi của các sản phẩm/dịch vụ với nhau” – theo Philip Kotler, “cha đẻ” của ngành marketing. Từ đó, có thể hiểu marketing trong giáo dục là hoạt động cung cấp các sản phẩm dịch vụ giáo dục đến với học sinh, sinh viên và những người quan tâm khác.
Mục đích chính trong marketing giáo dục là để quảng bá nội dung giáo dục có giá trị thông qua các hình thức marketing khác nhau để thu hút các đối tượng quan tâm đến nhà trường và các ngành.
Thực trạng nền giáo dục Việt Nam
Nền giáo dục Việt Nam đang gặp phải sự cạnh tranh khốc liệt dưới nhiều góc độ: hình thức đào tạo, cách thức quản lý giáo dục, nguồn lực đầu ra,… Các đơn vị cần có những bước chuyển mình để nâng tầm vị thế của mình trên bản đồ giáo dục nước nhà. Một trong những điều quan trọng cần làm là nhận thức đúng đắn về công tác xây dựng và phát triển thương hiệu để khẳng định hình ảnh và giá trị của trường vào tâm trí của người xem. Nhìn vào thị trường giáo dục hiện nay, có thể thấy:
Xu thế chung của tất cả các ngành hiện tại đều cạnh tranh bằng thương hiệu
“Trong bối cảnh hiện nay, giáo dục muốn phát triển thì phải cạnh tranh. Mà muốn cạnh tranh lành mạnh thì thông tin phải minh bạch. Điểm này, ở Việt Nam vẫn chưa được như mong muốn”- TS Đàm Quang Minh. Mỗi đơn vị giáo dục đều gắn với một thương hiệu, muốn thương hiệu vươn xa thì các đơn vị cần đẩy mạnh các hoạt động marketing trong giáo dục hiệu quả. Thương hiệu không chỉ đóng vai trò trong việc xây dựng danh tiếng và hình ảnh của một đơn vị giáo dục mà còn có thể ảnh hưởng đến quyết định đến và ở lại của sinh viên. Vì thế, đơn vị nên có những giải pháp nâng cao giá trị thương hiệu để có được hiệu quả tốt nhất.
Số lượng các trường học được xây dựng lên ở tất cả các bậc học ngày càng nhiều
Với chủ trương xã hội hóa nền giáo dục, nhiều trường Đại học, Cao đẳng được mở ra nhiều hơn. Theo đó, mức cạnh tranh giữa các trường ngày càng lớn. Điều này, đặt ra thách thức lớn cho các trường phải liên tục cải thiện và phát triển để thu hút và giữ chân sinh viên.
Việc tuyển sinh ngày càng khó khăn do sự bùng nổ thông tin dẫn đến việc nếu không marketing giáo dục thì việc tiếp cận học sinh sẽ càng ngày càng thu hẹp lại
Trên thị trường giáo dục, các ngôi trường cạnh tranh mãnh liệt có thể thấy rõ nét qua việc tuyển sinh. Học sinh sẽ chọn đăng ký vào những ngôi trường có tiếng và tìm hiểu rất kỹ ngôi trường mình mình sẽ học. Học sinh và phụ huynh đối diện với một lượng lớn thông tin về các trường học và chương trình đào tạo. Các trường học nên đảm bảo thông tin của họ dễ dàng tiếp cận và được hiển thị một cách rõ ràng. Khi có bộ nhận diện thương hiệu mạnh mẽ trên mạng xã hội và các kênh truyền thông cung cấp đầy đủ, chính xác thông tin sẽ tiếp cận được nhiều người quan tâm hơn. Sự bùng nổ thông tin đã làm cho việc tuyển sinh trở nên phức tạp hơn và đòi hỏi các trường học phải áp dụng chiến lược marketing giáo dục thông minh để duy trì sự cạnh tranh trong thị trường giáo dục.
Tại sao cần marketing giáo dục?
Trước thực trạng về ngành giáo dục, có thể đưa ra được những lý do mỗi đơn vị giáo dục cần marketing để:
- Xây dựng thương hiệu mạnh: một chiến lược marketing cẩn thận, đúng đắn có thể giúp trường học xây dựng thương hiệu mạnh mẽ, tạo sự tin tưởng và uy tín trong cộng đồng, cũng như tạo điểm độc đáo để phân biệt với các trường học khác.
- Đáp ứng nhu cầu của thị trường: hiểu rõ nhu cầu và mong muốn của học sinh và sinh viên, từ đó cung cấp chương trình đào tạo và các hoạt động phù hợp.
- Thu hút học sinh, phụ huynh,…: thông qua các chiến dịch marketing có thể đưa đến người xem những thông tin hữu ích và giới thiệu về nhà trường, các ngành nghề đào tạo,…
- Tạo mối quan hệ với cộng đồng: marketing có thể giúp đơn vị giáo dục xây dựng mối quan hệ tích cực với cộng đồng xung quanh, thúc đẩy hợp tác.
- Tăng tài chính: việc thu hút nhiều học sinh hơn có thể mang lại nguồn tài chính cao để cung cấp các dịch vụ và cơ hội học tập tốt hơn.
- Nâng cao khả năng cạnh tranh: chiến lược marketing hiệu quả sẽ giúp thương hiệu cạnh tranh mạnh mẽ hơn trên thị trường giáo dục.
Bằng cách marketing thông minh, các trường học có thể xây dựng thương hiệu mạnh mẽ, thu hút học sinh, sinh viên,… và đóng góp vào sự phát triển của cộng đồng và xã hội.
Tóm lại, bất kể ngành nào cũng cần đến marketing. Đối với marketing giáo dục, đây sẽ là một công cụ quan trọng giúp ngành giáo dục nắm bắt cơ hội, tạo ra sự nhận diện và thu hút học sinh, sinh viên và những người quan tâm khác. Nó không chỉ tạo ra lợi nhuận mà còn đáp ứng nhu cầu của xã hội trong việc tiếp cận kiến thức, thông tin về giáo dục.